Diễn đàn NDT (Kiểm tra không phá hủy) Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
*** Diễn đàn NDT Việt Nam đã có giao diện phù hợp cho điện thoại di động. Giờ đây các bạn có thể truy cập ndtvn.forumvi.com tại bất kỳ đâu chỉ cần với một chiếc điện thoại di động có cài đặt WIFI hoặc 3G ***
QUẢNG CÁO
UNITEST
Latest topics
TIÊU ĐIỂM
Liên hệ quảng cáo
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Liên hệ quảng cáo

Go down
hieusisc
hieusisc
Thực tập sinh
Thực tập sinh
Tổng số bài gửi : 51
Danh tiếng : 3
Join date : 23/02/2012

Hướng dẫn nội dung bản đánh giá an toàn bức xạ cơ sở chụp ảnh phóng xạ , kiểm tra không phá mẫu (04/ĐGAT-CAPX) Empty Hướng dẫn nội dung bản đánh giá an toàn bức xạ cơ sở chụp ảnh phóng xạ , kiểm tra không phá mẫu (04/ĐGAT-CAPX)

Tue 19 Jun 2012, 11:38
1. Địa chỉ những địa điểm thực hiện chụp ảnh phóng xạ đối với trường hợp chụp ảnh di động

2. Mô tả cơ sở xạ hình công nghiệp nếu chụp cố định

- Sơ đồ bố trí phòng chụp ảnh, các phòng hay không gian bao quanh phòng chụp ảnh;

- Vật liệu xây dựng, cảnh báo, che chắn, máy cảnh báo bức xạ, dụng cụ điều khiển từ xa, khoá liên động, biển cảnh báo bức xạ, khu vực kiểm soát.

3. Đánh giá an toàn

Cung cấp các tính toán suất liều cực đại ở tất cả các vị trí bên ngoài phòng chụp ảnh phóng xạ. Khi tính toán, cần giả thiết chùm bức xạ được hướng vào vị trí đã với liều cao nhất. Hoặc cung cấp các kết quả đo suất liều cực đại ở các vị trí khác nhau, phía ngoài phòng. Khi đo cần hướng chùm bức xạ về vị trí được đo. Đánh giá liều bức xạ đối với nhân viên bức xạ trong suốt quá trình làm việc bình thường. Chỉ rõ khả năng và độ lớn của sự chiếu xạ tiềm tàng đối với nhân viên bức xạ khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn.

4. Kho nguồn

Mô tả kho chứa nguồn, tính toán che chắn hoặc cung cấp các kết quả đo suất liều cực đại ở các vị trí khác nhau ở bên trong kho và bên ngoài kho và các dự phòng bảo đảm an ninh cho nguồn.

5 . Chương trình bảo đảm an toàn bức xạ

a) Tổ chức

- Chỉ rõ sự phân công trách nhiệm để đảm bảo an toàn bức xạ;

- Người phụ trách an toàn bức xạ, kiến thức về an toàn bức xạ của người này (có chứng chỉ không? cơ quan nào cấp?). Nhiệm vụ cụ thể của người phụ trách an toàn bức xạ do người phụ trách cơ sở quy định là gì?;

- Trích ngang lý lịch của nhân viên bức xạ bao gồm tên, trình độ đào tạo (đại học, trung cấp, kỹ thuật viên ...), được hay chưa được đào tạo kiến thức an toàn bức xạ, kinh nghiệm chụp ảnh phóng xạ;

- Nếu cơ sở tự đào tạo về kiến thức an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ thì nêu rõ nội dung đào tạo và cách thức để khẳng định nhân viên đã đã được đào tạo kiến thức an toàn bức xạ.

b) Kiểm xạ cá nhân và khu vực

- Chương trình kiểm xạ khu vực làm việc bao gồm: các đại lượng được đo, ở đâu, khi nào, phương pháp đo và quy trình, mức giới hạn đề ra, các biện pháp khắc phục nếu vượt mức giới hạn;

- Các liều kế cá nhân cung cấp cho nhân viên bức xạ, mức liều giới hạn đề ra, các biện pháp khắc phục nếu liều cá nhân vượt mức liều giới hạn;

- Tên và địa chỉ nơi cấp dịch vụ liều kế: ......

- Loại liều kế (gách chéo vào ô):

+ Liều kế film: ڤ
+ Liều kế phát quang (TLD):ڤ
+ Liều kế đọc trực tiếp (DRD):ڤ
+ Loại khác:ڤ

c) Nội quy và giám sát

- Nội quy, quy trình, kế hoạch hành động khi có sự cố bức xạ;

- Quy trình chụp ảnh phóng xạ bao gồm cả việc kiểm tra người vào khu vực kiểm soát, thống kê nguồn phóng xạ, thử rò;

- Chương trình đào tạo để đảm bảo tất cả những người liên quan đến công việc được đào tạo thích hợp với quy trình và sự ảnh hưởng của hoạt động của họ đến an toàn;

- Chương trình theo dõi sức khoẻ đối với nhân viên bức xạ.

d) Bảo đảm chất lượng

- Kế hoạch để đảm bảo rằng các yêu cầu về an toàn bức xạ theo quy định của pháp luật được thực hiện;

- Chương trình nhằm định kỳ xem xét lại hoặc duy trì quy trình vận hành, quy trình bảo dưỡng thiết bị đã có sẵn và sự thay đổi chúng;

- Kế hoạch nhằm tối ưu hoá sự chiếu xạ nghề nghiệp đối với nhân viên và dân chúng đến mức thấp có thể được;

- Chương trình bảo dưỡng và thử nghiệm định kỳ khoá liên động an toàn, máy đo liều vv...;

- Tham khảo các chuyên gia có trình độ.

e) Vận chuyển vật liệu phóng xạ

Việc vận chuyển vật liệu phãng xạ có tuân theo các quy định của Thông tư số 14/ 2003/TT-BKHCN ngày 11/7/2003 về hướng dẫn vận chuyển an toàn chất phóng xạ không? Giải trình cụ thể.

g) Kế hoạch đối phó sự cố bức xạ

- Nêu rõ kế hoạch đối phã sự cố bức xạ, các trang thiết bị cần cho kế hoạch này .

- Hướng dẫn báo cáo nội bộ khi có sự cố bức xạ, danh sách những người cần báo cáo (Người Phụ trách an toàn bức xạ, Giám đốc, Ban giám đốc ...), số điện thoại.

- Nêu danh sách các cơ quan cần báo cáo khi xảy ra sự cố bức xạ với các thông tin: tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, số Fax, địa chỉ thư điện tử. (Các cơ quan đã như Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương, công an, chính quyền địa phương các cấp có khả năng giúp cơ sở khắc phục sự cố bức xạ, …).

h) Xử lý nguồn phóng xạ đã dùng

Các nguồn đã dùng phải thải hồi được cất giữ ra sao?

6. Hệ thống lưu giữ hồ sơ

- Hồ sơ cất giữ nguồn không dùng;
- Hồ sơ chiếu xạ cá nhân;
- Hồ sơ suất liều khu vực bao quanh;
- Hồ sơ hiệu chuẩn dụng cụ đo;
- Hồ sơ kiểm tra độ dò bức xạ của nguồn phóng xạ;
- Hồ sơ thống kê nguồn;
- Hồ sơ kiểm tra, xem xét lại chương trình an toàn bức xạ;
- Hồ sơ báo cáo sự cố, tai nạn;
- Hồ sơ đào tạo và đào tạo lại nhân viên bức xạ;
- Hồ sơ sức khoẻ nhân viên bức xạ.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết