Diễn đàn NDT (Kiểm tra không phá hủy) Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
*** Diễn đàn NDT Việt Nam đã có giao diện phù hợp cho điện thoại di động. Giờ đây các bạn có thể truy cập ndtvn.forumvi.com tại bất kỳ đâu chỉ cần với một chiếc điện thoại di động có cài đặt WIFI hoặc 3G ***
QUẢNG CÁO
UNITEST
TIÊU ĐIỂM
Liên hệ quảng cáo
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Liên hệ quảng cáo

Go down
avatar
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 309
Danh tiếng : 14
Join date : 22/02/2012
Age : 40
Đến từ : Hà Nội
https://ndtvn.forumvi.com

Những bài hát Việt Nam vượt ra khỏi biên giới  Empty Những bài hát Việt Nam vượt ra khỏi biên giới

Sat 29 Nov 2014, 23:11
Từ trước tới nay, hầu như chúng ta mới chỉ nghe thấy những bài hát "nhạc ngoại, lời Việt", nghĩa là những bản nhạc nước ngoài được chúng ta soạn lời hoặc dịch sang tiếng Việt. Đó là những bài hát nổi tiếng của các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan,...

Song có lẽ không nhiều người biết rằng Việt Nam chúng ta cũng có khá nhiều bài hát nổi tiếng, đã vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ để đến với các quốc gia xung quanh và được bạn bè rất ưa thích. Dưới đây là một số bài hát đó:

1. Nắng chiều

"Nắng chiều" là tên một ca khúc của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, được sáng tác năm 1952. Bài hát là nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Lê Mộng Hoàng năm 1971. Nắng chiều không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng ở Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông [cần dẫn nguồn]. Tại các nước nói tiếng Hoa, bài hát được biết đến với tên 越南情歌 (Việt Nam tình ca) hay 南海情歌 (Nam hải tình ca) do Thận Chi (慎芝) đặt lời.

"Nắng chiều" cũng là ca khúc trong bộ phim cùng tên năm 1971 của đạo diễn Lê Mộng Hoàng với sự tham gia diễn xuất của diễn viên nổi tiếng Thanh Nga.

Dưới đây là bài hát "Nắng chiều" qua giọng hát Thế Sơn:


Đây là bản tiếng Hoa:


Còn đây là bản tiếng Nhật:


2. Không

"Không" là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9.

Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly. Sau buổi diễn tại hội chợ Ōsaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi: "Còn thương nó không bạn?", ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Sẵn cây đàn ghi-ta trên tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi cất tiếng hát: "Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa...". Đến khi trở về Việt Nam, Khánh Ly đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị đó, ông đã hoàn tất nhạc phẩm đầu tiên của mình trong một thời gian ngắn.

Ca khúc "Không" được Khánh Ly thu lần đầu trong đĩa nhựa của nhãn đĩa Tình ca quê hương. "Không" trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương, cũng như một số ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 như "Ai đưa em về", "Chia phôi", "Lời cuối cho em",... được Elvis Phương trình bày thường xuyên trên sân khấu của vũ trường Queen Bee tại thành phố Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.

Đây là một trong số những bài hát đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam để đến với khán giả thế giới. Bài hát đã được danh ca hàng đầu Châu Á Đặng Lệ Quân và nhiều ca sỹ khác trình bày rất thành công bằng tiếng Nhật và tiếng Hoa và được khán giả Trung Quốc và Nhật Bản rất ưa thích.

Dưới đây là bản tiếng Nhật do danh ca Đặng Lệ Quân trình bày


3. Diễm xưa

"Diễm xưa" là một nhạc phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

"Diễm xưa" được nhạc sỹ Trịnh Công Sơn viết năm 1960[1], được phát hành trong băng nhạc Sơn Ca 7, lấy từ ý "Diễm của những ngày xưa". "Diễm xưa" cũng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề 美しい昔 (Utsukushii mukashi) và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970. "Diễm xưa" còn được đưa vào chương trình giáo dục về môn văn hóa Việt tại một trường đại học ở Nhật Bản. Đại học Kansai Gakuin cũng có một cuốn sách viết về bài "Diễm xưa" có kèm theo DVD để tiện cho việc nghiên cứu của sinh viên. Bài hát còn được đài truyền hình NHK chọn làm bản nhạc chính cho một bộ phim về cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông Nhật lấy người vợ Việt Nam.

Tại Nhật, bản "Utsukushii mukashi" (Diễm xưa) đã trở nên một trong 10 tình ca hay nhất mọi thời đại của Nhật Bản. Ngoài ra, bản "Utsukushii mukashi" do ca sĩ Yoshimi Tendo trình bày đã xếp hạng 11 trong 20 ca khúc hay nhất trên kênh truyền hình cáp của Nhật Bản năm 2004.


4. Vầng trăng khóc

Đây là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sỹ trẻ Nguyễn Văn Chung, được thể hiện thành công bởi 2 ca sỹ Nhật Tinh Anh và Khánh Ngọc.

Một sự kiện nổi bật diễn ra vào năm 2008 là rắc rồi xoay quanh việc Nguyễn Văn Chung bị nghi ngờ đạo nhạc. Trên mạng xuất hiện hai ca khúc, một là Ua Ib Siab Mog (ca sĩ Paj Huab Lis và Muaj Kôb Lauj) của Thái Lan và một là Fa Pen Pa Yan của Lào (hoặc Campuchia) giống hệt Vầng trăng khóc (Nhật Tinh Anh và Khánh Ngọc thể hiện). Nhưng ca khúc Ua Ib Siab Mog lại không được thể hiện bằng tiếng Thái Lan mà bằng tiếng H'Mông. Về phần nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, anh cũng khẳng định Vầng trăng khóc là ca khúc do mình tự sáng tác. Anh còn gửi công văn đến Sở Văn hóa thông tin, cục bảo vệ quyền tác giả và một số tờ báo lớn để làm rõ việc này.

Tháng 9 năm 2011, Nguyễn Văn Chung đã công bố việc Liên minh quốc tế các hiệp hội nhạc và lời thế giới (CISAC) và Hiệp hội Nhạc sĩ và Nhà sản xuất Âm nhạc Singapore (COMPASS) xác nhận ca khúc Vầng trăng khóc của Nguyễn Văn Chung xuất hiện đầu tiên, những clip và album có phiên bản giống bài Vầng trăng khóc của các ca sĩ Lào, Thái Lan, Campuchia và Trung Quốc xuất hiện sau đó đều không ghi tên tác giả. Tại Singapore, COMPASS đã chính thức cập nhật ca khúc Vầng trăng khóc với tên tác giả là Nguyễn Văn Chung trong phần mềm lưu trữ và quản lý thông tin toàn bộ ca khúc khu vực châu Á - MIS@ASIA - với mã số 6558306.

Dưới đây là phiên bản tiếng Hoa của bài hát này


5. Nhật ký của mẹ

"Nhật ký của mẹ" cũng là một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung.

Có thể nói, ca khúc "Nhật ký của mẹ" là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của người nhạc sỹ trẻ tài hoa này. Sau khi ra mắt, bài hát đã gây xúc động mạnh cho các khán thỉnh giả. Trong liveshow "Ký ức 10 năm" của nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung, ca sĩ Hiền Thục đã bật khóc sau khi thể hiện bài hát này. Cô tâm sự: lần nào hát ca khúc này cô cũng xúc động. "Tình cảm thiêng liêng của ca khúc khiến tôi không bao giờ kiềm chế được cảm xúc". Còn nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung thì chia sẻ: đây là ca khúc anh phổ nhạc từ những lá thư có thật của Mẹ."Nhờ có Mẹ bên cạnh luôn lo lắng và động viên mà tôi có sự nghiệp sáng tác như hôm nay". Anh cũng cho biết "Ca khúc là tác phẩm khiến tôi cảm thấy tự hào nhất trong sự nghiệp của mình".


Dưới đây là phiên bản tiếng Nhật của bài hát này:


Còn rất nhiều ca khúc tiếng Việt được chuyển soạn sang tiếng nước ngoài khác các bạn có thể tìm thấy trên internet.

TUẤN HUY
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết