Diễn đàn NDT (Kiểm tra không phá hủy) Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
*** Diễn đàn NDT Việt Nam đã có giao diện phù hợp cho điện thoại di động. Giờ đây các bạn có thể truy cập ndtvn.forumvi.com tại bất kỳ đâu chỉ cần với một chiếc điện thoại di động có cài đặt WIFI hoặc 3G ***
QUẢNG CÁO
UNITEST
TIÊU ĐIỂM
Liên hệ quảng cáo
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Liên hệ quảng cáo

Go down
avatar
Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 309
Danh tiếng : 14
Join date : 22/02/2012
Age : 40
Đến từ : Hà Nội
https://ndtvn.forumvi.com

Việt Nam cần có bãi chứa phế thải phóng xạ Empty Việt Nam cần có bãi chứa phế thải phóng xạ

Sat 18 May 2013, 00:00
“Hiện nước ta chưa có nơi chôn lấp chung các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Các cơ sở phải tự lo lấy biện pháp bảo quản tạm thời. Việc này rất nguy hiểm vì khả năng thất thoát ra ngoài là khá lớn, không thể kiểm soát được”, PGS Vương Hữu Tấn phát biểu trong Hội nghị quốc gia về đảm bảo an toàn bức xạ, tại Hà Nội, sáng nay.

PGS Tấn, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, cho biết hiện cả nước có hơn 1.100 cơ sở sử dụng bức xạ hạt nhân, thuộc nhiều lĩnh vực, như y tế, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường…. Chỉ trong lĩnh vực y tế đã có tới hàng nghìn máy chụp X-quang và trên 20 cơ sở y học hạt nhân (dùng đồng vị phóng xạ để chẩn đoán và điều trị bệnh). Trong công nghiệp, các thiết bị phóng xạ cũng có nhiều ứng dụng to lớn, chẳng hạn kỹ thuật kiểm tra không phá hủy giúp xác định vết nứt trên mối hàn, đường ống, nồi hơi, chất lượng công trình xây dựng; hay kỹ thuật đồng vị đánh dấu dùng để khảo sát sự sa bồi cảng biển, nâng cao hiệu suất thu hồi dầu hay kiểm tra sự thấm nước qua các đập (Hòa Bình, Trị An). Một ứng dụng khác của năng lượng nguyên tử là phát điện, với tiềm năng rất lớn. Đây cũng là nguồn năng lượng sạch và rẻ hơn nhiều so với các loại năng lượng truyền thống khác.

Việt Nam cần có bãi chứa phế thải phóng xạ Phongxa
Nơi xảy ra sự cố phóng xạ tại nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin.
Tuy lợi ích rất lớn, nhưng nếu không được quản lý tốt, bức xạ hạt nhân có thể gây tác hại nghiêm trọng đối với con người và môi trường. Ông Tấn cho biết, hiện nay ở nhiều cơ sở y tế, việc thiếu cán bộ chuyên môn hoặc chuyên môn thấp đã dẫn đến tình trạng chiếu xạ quá liều cho bệnh nhân, hay chính người vận hành thiết bị nhiễm xạ mà không biết. Việc diễn tập phòng chống sự cố không được thực hiện đầy đủ, dẫn tới hậu quả là khi tai nạn xảy ra, nhân viên rối trí bỏ mặc nguồn phóng xạ. Điển hình như sự cố tại nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin, Nha Trang (Khánh Hòa), vừa qua. Do vô ý để rơi thỏi iridium 192 ra ngoài, 2 nhân viên công ty đã nhiễm xạ quá liều cho phép.
Công tác quản lý an toàn bức xạ cũng gặp phải một hạn chế lớn là chưa có luật, và rất thiếu các thông tư, nghị định hướng dẫn. Cả nước hiện mới có hai trạm quan trắc phóng xạ môi trường, không bao quát chung được các nguồn bức xạ. Nước ta cũng chưa có một cơ quan chuyên môn thẩm định chất lượng của các thiết bị phóng xạ nhập khẩu. Hoạt động thanh tra các cơ sở chưa hiệu quả. Riêng vấn đề đảm bảo an toàn hạt nhân (gắn liền với lò phản ứng) thì hầu như bỏ trắng.

Tiến sĩ Đặng Thanh Lương, Ban An toàn và Bức xạ Hạt nhân (Bộ KHCN), thì nhấn mạnh việc các cơ sở tự bảo quản phế thải phóng xạ như hiện nay là rất nguy hiểm vì chúng dễ bị thất thoát. Trong tình huống xấu nhất, những phế liệu đó có thể được thu gom về các nhà máy cán thép, và khi bị nung nóng chảy, chúng sẽ bay hơi, phát tán ra môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Đó là chưa kể đến khả năng kẻ xấu có thể đánh cắp những phế thải này biến thành vũ khí bẩn, đe dọa an ninh quốc gia. Vì thế, trong chương trình phát triển lâu dài, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng nghĩa địa phóng xạ quốc gia, nhằm tập trung các nguồn không sử dụng. Tuy nhiên, cũng phải vài năm nữa mới có thể quyết định về địa điểm xây dựng.

Việt Nam cũng chưa có trung tâm chữa bệnh phóng xạ quốc gia để cứu người trong tình huống khẩn cấp. Khi xảy ra sự cố, bệnh nhân chỉ được điều trị tại các bệnh viện thông thường, không hiệu quả. Một bài học như vậy đã diễn ra cách đây khoảng 10 năm tại Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, khiến 1 người phải cắt cánh tay, vì xử lý ban đầu không tốt…

Hội nghị cũng nghe báo cáo về việc đảm bảo an toàn bức xạ của Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty thép Miền nam, Viện nghiên cứu mỏ và Kim loại, các công ty APAVE, NEAD và LILAMA. Sáng mai, hội nghị sẽ thảo luận và rút ra bài học kinh nghiệm từ sự cố bức xạ tại nhà máy tàu biển Huyndai Vinashin ngày 31/10 vừa qua.

Bích Hạnh
(Nguồn: Báo điện tử Vnexpress.net)
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết